
Quá trình ăn dặm của bé không thể thiếu được dụng cụ để bé bắt đầu tập ăn uống. Để quá trình này diễn ra được dễ dàng hơn thì không thể thiếu các dụng cụ hỗ trợ. Sau đây Bé Yêu Reviews sẽ giới thiệu bạn những dụng cụ cần thiết nên chuẩn bị cho bé ăn dặm. Cùng tìm hiểu nhé!
Ghế ăn dặm
Trẻ bắt đầu ăn dặm từ lúc 6 tháng tuổi, lúc này trẻ còn bé, nên khó có thể ngồi như người lớn. Chính vì vậy ghế ăn dặm là đồ dùng đầu tiên cần đến trong quá trình ăn dặm này. Ghế sẽ giúp trẻ có một tư thế thoải mái để thưởng thức các món ăn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu ghế với nhiều chất liệu khác nhau. Từ mẫu ghế nhựa, ghế gỗ hay ghế chân cao được bày bán trên thị trường. Các mẹ có thể dễ dàng chọn được mẫu ghế phù hợp cho các bé.
Chuẩn bị cho bé ăn dặm bộ dụng cụ
Do còn nhỏ nên làn da của bé vô cùng non nớt. Vì vậy không nên cho các bé sử dụng như muỗng, đũa được làm bằng inox sắt có thể gây nguy hiểm cho bé. Lúc này một bộ dung cụ ăn bằng silicon sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
Ngoài ra các vật dụng như chén, bát cũng không nên dùng đồ sứ, thủy tinh. Lúc này bé tò mò với thế giới xung quanh tò mò với mọi thứ. Đặc biệt bé có sở thích cầm, nắm, ném, đập nên dùng những vật dụng sứ, thủy tinh sẽ rất dễ vỡ. Những chiếc tô, chén bát được làm từ nhựa không chứa BPA hoặc silicon sẽ tốt hơn.
Yếm ăn
Trong số danh sách dụng cụ cần chuẩn bị cho bé ăn dặm không thể thiếu được chiếc yếm ăn. Có thể nói rằng mỗi bữa ăn dặm của bé chính là một chiến trường. Thức ăn vương vãi ở mọi nơi đặt biệt nhất quần áo chính là nơi có nhiều vết “tàn tích” sau bữa ăn của bé nhất.
Tuy nhiên chỉ bằng một đồ dùng đơn giản là yếm ăn là bạn hoàn toàn khắc phục được tình trạng này. Các mẹ nên chọn các loại yếm từ silicon mềm hoặc yếm bằng nilon. Như vậy việc làm sạch yếm cũng đơn giản và dễ dàng hơn.
Máy xay, dụng cụ nghiền thức ăn
Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, các bé chỉ có thể sử dụng các thức ăn lỏng và phải được xay mịn hoặc nghiền nhuyễn. Vì vậy chiếc máy xay hay các dụng cụ để nghiền thức ăn là một vật không thể thiếu.
Theo kinh nghiệm, lời khuyên được truyền lại từ các mẹ bỉm sữa thì bạn nên chọn loại máy xay sinh tố cầm tay. Bới dụng cụ thiết yếu này có thể xay thức ăn cho bé từ ít đến nhiều. Đặc biệt là việc rửa, vệ sinh máy cũng đơn giản và gọn nhẹ hơn.
Hộp lưu trữ đồ ăn
Lúc mới bắt đầu tập ăn dặm, các bé cần bổ sung nhiều loại thực phẩm khau. Tuy nhiên lượng sử dụng của bé rất ít. Việc chuẩn bị lại mất rất nhiều thời gian và vất vả. Do đó nhiều bà mẹ đã quyết định chế biến thức ăn cho bé với định lượng lớn hơn cất trữ dùng dần. Đặc biết đối với các mẹ thường xuyên sử dụng cách nấu nước dùng dashi của Nhật Bản trong chế độ ăn dặm của bé càng không thể thiếu những chiếc hộp, khay để lưu trữ.
Khi mua hộp, khay thì các mẹ cần lưu ý chất liệu sản phẩm. Chất liệu sử dụng cần an toàn với sức khỏe của bé. Thông thường nên chọn sản phẩm nhựa không chứa BPA hoặc silicon. Nên chọn hộp có nắp đậy để bảo quản tốt hơn.
Nồi nấu cháo, nấu đồ ăn dặm
Dụng cụ cần chuẩn bị cho bé ăn dặm tiếp theo được điểm danh chính là nồi nấu đồ ăn dặm. Lượng cháo của bé tương đối ít, việc sử dụng những dụng cụ nồi chảo thông thường sẽ khó khăn hơn khi múc thức ăn ra. Ngoài ra hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt. Vậy nên việc sử dụng nồi nấu đồ ăn riêng sẽ an toàn hơn.
Nên chọn những chiếc nồi nấu nhỏ gọn có khả năng chống dính sẽ là lựa chọn tối ưu. Nếu có điều kiện về kinh tế mẹ có thể sắm thêm nồi hấp, nồi nấu cháo riêng cho trẻ sẽ tiện lợi hơn.
Những lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm
Ngoài những dụng cụ nên chuẩn bị cho bé ăn dặm thì cha mẹ lần đầu tiên có con cũng cần trang bị thêm về kỹ năng, kiến thức khoa học. Và đọc thêm các tài liệu về các phương pháp ăn dặm của bé. Các mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé đã đủ 6 tháng tuổi trở lên. Đồng thời mẹ cũng nên nắm bắt những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm như:
- Khi bắt đầu cho bé ăn lỏng khi lớn thì đặc dần
- Đảm bảo thực phẩm mà bé sử dụng cần đủ 4 loại thực phẩm chính. Gồm có tinh bột (ngũ cốc), rau củ, thịt cá và trái cây.
- Trẻ trên 6 tháng có thể sử dụng dầu ăn dặm. Đến 1 tuổi thì các bé mới được dùng gia vị. Và tuyệt đối không cho bé dưới 1 tuổi sử dụng mật ong.
- Bữa ăn của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút. Khi trẻ không muốn ăn nữa thì không nên ép trẻ.
- Đối với các bé từ 10 – 12 tháng tuổi nên ăn đủ ba bữa: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối
- Tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng ở trẻ
Lúc này những gì mẹ cần làm lên thực đơn ăn dặm hàng ngày cho con. Việc này sẽ đảm bảo bé có đầy đủ chất bổ dưỡng cần thiết. Từ đó giúp bé tăng cân và có cơ thể khỏe mạnh
Qua bài viết này hy vọng việc chuẩn bị cho bé ăn dặm của các mẹ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và đừng quên theo dõi bài viết của Bé Yêu Reviews mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình phát triển của bé nhé!
Xem thêm: Chuẩn bị đồ đi sinh mùa hè cho mẹ và bé đầy đủ, tiết kiệm nhất