
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển và tăng đề kháng. Tuy nhiên đôi khi mẹ cũng phải vắt sữa ra thay vì cho con bú trực tiếp. Vậy sữa vắt ra để ngoài được bao lâu? Một số lưu ý khi bảo quản như thế nào. Hãy cùng Bé Yêu Reviews tìm hiểu ngay!
Sữa vắt ra để ngoài được bao lâu?
Sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng trong đó có nhiều đường. Thành phần này dễ lên men, biến chất nếu ở điều kiện môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó đạm cũng là thành phần có nhiều trong sữa mẹ. Đây cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Sữa mẹ khi để ngoài môi trường quá lâu có thể bị biến chất, mất chất. Nếu trẻ uống vào có nguy có bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột.
Thời gian bảo quản sữa vắt ra bao lâu phụ thuộc phần lớn vào mức nhiệt độ môi trường. Theo WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc lưu giữ sữa mẹ sau khi vắt như sau:
- Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ phòng mát 25 – 35 độ C giữ được 6 – 8 tiếng
- Mức nhiệt từ 19 – 26 độ C nên bảo quản trong vòng 4 giờ
- Nếu ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 4 độ C sẽ giữ được 3 đến 5 ngày. Còn nếu để ở ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng
- Khi lưu trữ trong tủ đông lạnh chuyên biệt < – 18 độ C thì sữa có thể bảo quản tận 6 tháng.
Bảo quản sữa mẹ vắt ra như thế nào cho đúng cách?
Bảo quản sữa mẹ vắt ra ủ nóng nên được thực hiện theo thời gian quy định giúp trẻ hấp thu tốt dưỡng chất. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng khi đã vắt sữa ra ngoài là không đơn giản. Đó là lý do mà mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây để bảo quản sữa vắt ra đúng cách:
- Nên lựa chọn các bình đựng sữa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín
- Mẹ có thể dùng túi bảo quản sữa chuyên dụng để chứa lượng sữa vắt ra
- Không vắt đầy hay tràn sữa trong dụng cụ đựng sữa. Nên chừa ra một khoảng trống nhỏ vì sữa sau khi đông lạnh sẽ chiếm thể tích lớn hơn dạng lỏng
- Nên hút, vắt sữa thành các túi nhỏ. Đối với mỗi bình/ túi dự trữ chỉ nên chứa khoảng 60 – 120ml sữa tương ứng với 1 cữ bú của trẻ.
Bên cạnh đó mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa, tay và bầu vú trước khi vắt. Không nên trữ đông lại phần sữa mà trẻ uống dư. Bởi vì vi khuẩn có thể từ miệng bé xâm nhập vào sữa. Cũng tuyệt đối không nên hòa chung sữa đã trữ đông với sữa mới vừa vắt. Bên cạnh đó mẹ cũng nên dán thông tin trên chai sữa để tiện quản lý: ngày vắt, bao nhiêu ml…
Hướng dẫn sử dụng sữa mẹ rã đông đúng cách
Nhiệt độ càng thấp thì thời gian lưu trữ được sẽ càng kéo dài. Nếu vắt sữa mẹ để bé dùng trong vòng vài giờ thì không cần bảo quản ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Thay vào đó mẹ chỉ cần trữ sữa vào chai sạch và xoay nhẹ chai khi sử dụng.
Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý đến hướng dẫn sử dụng sữa vắt sau khi rã đông. Việc làm ấm sữa trở lại khi mang ra sử dụng cũng cần tuân thủ những quy tắc nhất định. Ba mẹ có thể để bình sữa dưới vòi nước nóng đang chảy hoặc ngâm vào chậu nước ấm để hâm nóng. Cần tuyệt đối lưu ý không cho sữa vào lò vi sóng để hâm lại. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm mất chất dinh dưỡng, kháng thể có trong sữa mẹ.
Sữa mẹ khi được làm ấm thì nên sử dụng ngay càng sớm càng tốt. Tránh để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Cũng lưu ý rằng sữa mẹ nếu để trữ đông quá ngày sử dụng không nên cố dùng vì một số chất có thể đã bị biến đổi.
Làm sao để nhận biết sữa mẹ bị hỏng?
Tuy rằng đã nắm được thời gian sữa mẹ vắt ra để được bao lâu nhưng bạn cần phải biết dấu hiệu sữa mẹ đã hỏng. Từ đó giúp mẹ phòng và nhanh chóng loại bỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Một số phụ huynh thắc mắc sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không? Và cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng là gì? Dưới đây là nội dung cách phân biệt sữa hỏng và sữa còn dùng được:
- Sữa mẹ còn dùng được: sữa có mùi nhẹ như xà phòng hay kim loại. Thông thường sữa trữ đông có thể có màu khác hơn so với sữa tươi vừa vắt ra. Màu sữa có thể hơi vàng, hơi xanh hoặc nâu nhẹ. Nếu để lâu sẽ bị phân tách ra từng lớp riêng biệt. Dấu hiệu này là bình thường, vẫn đảm bảo tiêu chuẩn và không đáng lo ngại.
- Sữa mẹ đã bị hỏng: dấu hiệu là sữa đã có mùi chua và lên men, kèm theo đó là bị vón cục. Mẹ cũng có thể nếm thử vị xem có bất thường gì không.
Nếu bé nhà bạn đi phân lỏng, nhầy, có bọt, màu xanh, kèm sốt thì đây là biểu hiện của nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bạn nên cho bé uống nhiều nước và đưa đến gặp bác sĩ ngay.
Lưu trữ sữa là phương pháp hay để nguồn sữa của mẹ sẵn sàng cung cấp cho bé bất cứ lúc nào. Tuy nhiên việc nắm sữa vắt ra để ngoài được bao lâu? Một số lưu ý khi bảo quản là cần thiết. Hy vọng bài viết tổng kết của Bé Yêu Reviews đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích chăm con tốt hơn.
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi trong 30 ngày đầu chi tiết